Cách mô tả Lịch_sử

Sự kiện bao gồm sự kiện bản thể luận và sự kiện nhận thức luận nên do đó, trong thực tế, chỉ có một số sự kiện lịch sử được xem là "thật". Đa số các nhà nghiên cứu các sự kiện lịch sử này (thường được gọi là sử gia) tin rằng quan điểm hiện tại của chúng ta có thể đổi cách hiểu những sự kiện xưa. Vì thế cách giải thích những sự kiện xưa thay đổi thường xuyên qua các thời kỳ. Những giải thích dựa theo các nguồn gốc "căn bản" – những văn kiện được viết ra vào lúc đó hay gần sau lúc đó – thường được xem là có giá trị nhất.

Cuối thế kỷ XX, đặc biệt sau sự tan rã của hệ thống Xã hội Chủ nghĩa và kết thúc cuộc Chiến tranh Lạnh, nhiều học giả nổi bật như là Francis Fukuyama ra tuyên bố lịch sử đã chấm dứt. Đây cũng là xuất phát điểm cho nhiều lý luận cơ sở hình thành nên các nhánh của môn lịch sử sau thời hậu hiện đại (after post-modernism).

Phương pháp nghiên cứu lịch sử chủ yếu là phương pháp theo tiến trình lịch sử, hoặc phương pháp logic.

Phương tây

Nhà sử học viết sử trong bối cảnh lịch sử của họ, và lưu ý do những ý tưởng giải thích về quá khứ chủ đạo đương đại, và đôi khi viết để cung cấp những bài học cho xã hội của họ. Theo lời của Benedetto Croce, "Tất cả lịch sử là lịch sử đương đại". Lịch sử được thúc đẩy bởi sự hình thành của một "luận thức thực sự của quá khứ thông qua các tường thuật và phân tích các sự kiện trong quá khứ liên quan đến con người.[12] Nguyên tắc hiện đại của lịch sử là dành riêng cho các tác phẩm của cách diễn thuyết này.

Người được nhắc đến đầu tiên là Herodotus, "cha đẻ của sử học", tác phẩm Historíai, ghi nhận những lời kể, câu chuyện nào đáng tin cậy hay kém tin cậy. Ông đi đến nhiều nơi để xác minh những ghi nhận tìm ra được câu chuyện lịch sử trung thực của vùng Địa Trung Hải, trong sách của ông không có một ghi chép bình luận nào về các câu chuyện được nêu ra. Theo cách này, lịch sử là câu chuyện kể, phương pháp kể lại câu chuyện được biết như phương pháp đầu tiên trong viết sử, được nhiều nhà nghiên cứu đề cao vì cho rằng sự kiện lịch sử mang tính chất khách quan nhất, trung thực nhất.

Trái với cách viết của Herodotus, Thucydides được xem là nhà sử học khoa học đầu tiên vì ông bỏ qua yếu tố thần thánh trong các sự kiện lịch sử, tác phẩm History of the Peloponnesian War- kể lại cuộc chiến tranh giữa hai thành bang SpartaAthena. Như thế, ông trở thành người thiết lập yếu tố giải thích cho sự kiện lịch sử, đưa ra nguyên sâu xa và trực tiếp đối với sự kiện lịch sử.

Về sau, các nhà sử gia châu Âu thời Trung cổ, là những người viết sử với mục đích giáo huấn, chủ yếu viết về lịch sử nhà thờ và các nhà cai trị tại địa phương, các vị vua của các triều đại. Các sử gia này xem việc diễn ra trong quá khứ như một định luật và viết sử chỉ ra bài học trong quá khứ, việc chép sử chính là công việc để nêu gương cho nhân dân và đem lại bài học cho nhà cầm quyền, thể hiện trong các tác phẩm History of the Church của Eusebius xứ Caesarea, Lịch sử người Frank của Grégoire de Tours. Như thế, thường thì các sử gia chọn chép những sự kiện nào có lợi cho nhà cầm quyền hoặc Giáo hội mà thôi.

Người đã đưa cách viết sử giải thích áp dụng vào những sự kiện lịch sử hiện đại là Leopold von Ranke, nhà sử gia Đức thế kỷ XIX, cha đẻ nền sử học hiện đại. Ông đã thiết lập nền tảng cho cách viết sử sau này với việc nhấn mạnh nguồn tư liệu, chú trọng tài liệu lưu trữ, những câu chuyện lịch sử (narrative history), phát triển lịch sử chính trị. Ranke được nhiều người nhắc đến với nguyên tắc gây nhiều tranh cãi: "Wie es eigentlich gewes" (thể hiện những gì đã thực sự diễn ra), từ nguyên tắc đó, có ý kiến cho rằng "sử gia chỉ nên đưa ra các sự kiện lịch sử và không kèm theo bất cứ quan điểm cá nhân nào; và một số nhà nghiên cứu khác thì cho rằng ý của Ranke là sử gia phải khám phá các sự kiện lịch sử và tìm ra tư tưởng phổ biến của thời đại tác động lên những sự kiện này".

Á Đông

Trung Quốc

Vào thời Tây Hán sử gia Trung Quốc, Tư Mã Thiên (司馬遷) (145 – 900 TCN) được xem là "cha đẻ sử học Trung Quốc", đã dùng cách viết biên niên để soạn tác phẩm Sử ký ("Những ghi chép của nhà sử học vĩ đại") ghi chép lại những câu lịch sử Trung Quốc theo thời gian, không có lời bình luận nào trong sách. Nó đã xây dựng một phong cách viết sử mà sau này trở thành "khuôn mẫu chính thức" cho tài liệu lịch sử Trung Hoa. Trong Sử ký, Tư Mã Thiên trình bày các sự kiện theo chuỗi kèm theo chú giải, nguồn tham khảo. Công trình này gồm 526.500 chữ, 130 thiên; không theo trình tự thời gian, mà theo 5 chủ đề, bao gồm bản kỷ, biểu, thư, thế gia, liệt truyện; viết về nhiều lĩnh vực của xã hội gồm âm nhạc, lễ hội, lịch, tín ngưỡng, kinh tế, thiên văn học, bói toán; kèm theo một nguồn tham khảo lớn. Trước ông, lịch sử được viết dành cho triều đình. Phong cách viết sử mở rộng cho nhiều mặt của xã hội trong Sử ký sau này ảnh hưởng đến Trịnh Tiều (鄭樵 - Zhèngqiáo) khi viết Thông sử (通史 - Tongshi) hay Tư Mã Quang (司馬光 - Sima Guang) khi viết Tư trì thông giám (資治通鑑 - Zizhi Tongjian). Phong cách này còn ảnh hưởng đến cách viết sử thời trung cổ của các nước láng giềng, như Triều Tiên, Việt Nam.